Kế Toán Nguyên Vật Liệu – Bảng Mô Tả Công Việc Chi Tiết

Kế Toán Nguyên Vật Liệu - Bảng Mô Tả Công Việc Chi Tiết

Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên vật liệu là vị trí có vai trò vô cùng quan trọng nắm giữ nhiệm vụ quản lý nguồn nguyên liệu và xử lý các vấn đề liên quan. Trong bài viết hôm nay, vieclamketoan247.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về kế toán nguyên liệu vật liệu và các kỹ năng cần thiết trong công việc.

Tìm hiểu khái niệm kế toán nguyên liệu, vật liệu

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến tình hình nhập – xuất, thu – mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm. Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu uy tín sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm chất lượng, cạnh tranh với thị trường.

Kế toán NVL là người giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Kế toán NVL là người giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu

Với các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên liệu đảm nhận mọi nhiệm vụ liên quan đến nguyên vật liệu nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất, cụ thể:

  • Quản lý tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty, doanh nghiệp.
  • Theo dõi, ghi chép đầy đủ tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu, số lượng nguyên vật liệu cung cấp cho bộ phận sản xuất.
  • Kiểm tra và đánh giá nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Trường hợp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, đề xuất phương án giải quyết với ban giám đốc.
  • Thông qua các số liệu theo dõi và ghi chép, kế toán nguyên liệu, vật liệu xây dựng phương án điều chỉnh số lượng sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ kế toán giá thành tính giá sản phẩm, đề ra phương án nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Công việc của kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

  • Ghi chép lại số lượng, giá thành, chất lượng của nguyên vật liệu mua vào. Theo dõi số lượng và lập báo cáo để giúp kế toán trưởng phục vụ cho công tác báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Tổ chức thống nhất chứng từ và các tài khoản kế toán, phản ánh chính xác số lượng nhập – xuất – tồn và số lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất.
  • Kiểm tra, đánh giá và phân loại các nguyên vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng của doanh nghiệp.
  • Định kỳ kiểm tra tình hình của bộ phận sản xuất xem có thừa hay thiếu nguyên vật liệu hay không. Nếu thiếu thì kịp thời bổ sung, thừa thì thực hiện thanh lý để không ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của nguyên vật liệu tồn kho.
  • Ghi chép lại số lượng nguyên vật liệu thừa/ thiếu để hạch toán và cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh doanh, lập báo cáo tài chính.
Công việc thường ngày của kế toán nguyên liệu vật liệu
Công việc thường ngày của kế toán nguyên liệu vật liệu

Quy trình luân chuyển chứng từ

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu bao gồm các bước sau:

Yêu cầu nhập – xuất

Kế toán NVL tiếp nhận yêu cầu nhập – xuất và các chứng từ liên quan từ bộ phận kho, bộ phận kinh doanh,…

Đối chiếu chứng từ

  • Kế toán thực hiện so sánh, kiểm tra các chứng từ và yêu cầu nhập – xuất nguyên vật liệu nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý (có đầy đủ chữ ký phê duyệt từ cán bộ phụ trách theo quy định của doanh nghiệp).
  • Kiểm tra lại số lượng nguyên vật liệu còn tồn trong kho. Nếu không đủ số lượng NVL để nhập – xuất thì phản hồi lại với bộ phận yêu cầu. Nếu hợp lý thì thực hiện lập phiếu nhập – xuất kho, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc phê duyệt.

Bộ phận yêu cầu thực hiện xác nhận và chuyển – nhận nguyên vật liệu

  • Sau khi hoàn tất, phiếu nhập – xuất kho được chuyển đến bộ phận thủ kho để kiểm nhận, ghi sổ và ký phiếu.
  • Thủ kho thực hiện chuyển phiếu nhập – xuất kho qua bộ phận kế toán để ghi sổ. Kế toán có nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản phiếu nhập – xuất kho và các chứng từ liên quan khác.
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán NVL
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán NVL

Những kỹ năng cần thiết để trở thành kế toán nguyên vật liệu

Kỹ năng chuyên môn

Để trở thành nhân viên kế toán NVL, yếu tố tiên quyết đầu tiên là kỹ năng chuyên môn. Bạn cần nắm được kiến thức về các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, cách tổng hợp, ghi chép và phân tích báo cáo kế toán,… Bên cạnh đó, kế toán NVL cần phải tuân thủ theo các quy tắc pháp lý liên quan như quy phạm kế toán, luật thuế,…

Kỹ năng chuyên môn giúp cho kế toán viên hiểu và áp dụng chính xác các quy định, tránh vi phạm pháp luật và giảm tối thiểu các rủi ro pháp lý. Khi hiểu rõ nguyên tắc kế toán và thành thạo các công cụ phân tích, kế toán viên có thể đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra các quyết định thông minh.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên kế toán NVL thường xuyên phải làm việc cùng các phòng ban khác như kho, bộ phận kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp giúp họ truyền đạt thông tin một cách logic, rõ ràng để hoàn thành các công việc chung.
  • Tin học văn phòng: Các phần mềm như PowerPoint, Excel, Word là công cụ đắc lực hỗ trợ cho kế toán NVL thực hiện các công việc nhập liệu, phân tích dữ liệu và lập báo cáo. Ngoài ra, kế toán cũng cần biết sử dụng các phần mềm kế toán để tiết kiệm thời gian và có tính chính xác cao.
Kỹ năng tin học văn phòng giúp kế toán thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác
Kỹ năng tin học văn phòng giúp kế toán thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Tính chính xác trong các số liệu kế toán là điều vô cùng quan trọng. Sự cẩn thận, tỉ mỉ giúp kế toán nguyên vật liệu phát hiện được các lỗi sai và kịp thời sửa chữa
  • Giải quyết vấn đề: Trong công việc kế toán đôi khi tránh khỏi những sai sót hay vấn đề phát sinh xảy ra. Lúc này, kế toán viên cần nhạy bén để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý.
  • Kỹ năng phân tích: Kế toán viên phải làm việc với các con số và dữ liệu nên kỹ năng phân tích là điều vô cùng cần thiết. Kỹ năng này sẽ giúp kế toán rút ra được thông tin quan trọng nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.
  • Quản lý thời gian: Nhân viên kế toán cần tuân thủ thời gian trong việc chốt số sách và phân chia các công việc thường ngày. Kỹ năng quản lý thời gian giúp họ phân chia công việc hợp lý nhằm tăng hiệu suất công việc và tiết kiệm thời gian.
  • Chịu áp lực cao: Kế toán thường xuyên phải chịu áp lực cao, điều này ảnh hưởng đến tính chính xác và khả năng tập trung. Kỹ năng chịu áp lực giúp kế toán viên duy trì sự bình tĩnh và tư duy linh hoạt để giải quyết vấn đề.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Kế toán là người nắm giữ thông tin tài chính quan trọng và nhạy cảm của các doanh nghiệp. Do đó, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng của một nhân viên kế toán. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm tuân thủ quy định pháp luật, giữ bí mật thông tin tài chính doanh nghiệp,…

Mức lương trung bình hàng tháng của kế toán nguyên vật liệu

Tùy vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc mà kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ có mức thu nhập khác nhau, trung bình khoảng 7 đến 11 triệu đồng/ tháng. Với những vị trí cao hơn sẽ có mức lương lên đến 25 triệu đồng. Theo dự đoán, nhân sự kế toán trong những năm tới sẽ có mức thu nhập cao hơn nữa, đặc biệt là các ứng viên thành thạo nghiệp vụ và có nhiều năm kinh nghiệm.

Mức lương của kế toán NVL phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm
Mức lương của kế toán NVL phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm

Bài viết trên của vieclamketoan247.com đã cung cấp mọi thông tin liên quan đến kế toán nguyên vật liệu và những kỹ năng cần có. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán, hãy kết nối với chúng tôi để cập nhật thông tin tuyển dụng một cách nhanh chóng nhé!

Dương Quốc Bảo

Dương Quốc Bảo là người nổi tiếng trong lĩnh vực kế toán, được biết đến với sự chia sẻ chân thành và kiến thức sâu về ngành này. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty lớn, Dương Quốc Bảo đã xây dựng website đăng tin việc làm kế toán đáng tin cậy cho người tìm việc và nhà tuyển dụng. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Học vấn: Cử nhân Kế toán – Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Địa chỉ: 86 Đ. Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam