Kế Toán Chi Phí Hiện Nay Có Mức Thu Nhập Cao Không?

Kế Toán Chi Phí Hiện Nay Có Mức Thu Nhập Cao Không?

Kế toán chi phí có trách nhiệm giúp các nhà quản lý nắm được chi phí vận hành của doanh nghiệp. Ngoài ra, chức vụ này còn cung cấp các thông tin chi tiết để quản lý có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch sắp tới. Bài viết dưới đây của vieclamketoan247.com sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về công việc đặc thù này.

Kế toán chi phí là gì?

Kế toán chi phí (Cost Accounting) là nhân sự đảm nhận việc ghi chép và thực hiện phân loại tất cả chi phí phát sinh liên quan đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán chi phí là gì?
Kế toán là vị trí không thể thiếu trong mỗi tổ chức

Như vậy, chức vụ này đóng vai trò quan trọng trong công tác hợp lý hóa quy trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và đem đến lợi nhuận cao hơn cho doanh số bán sản phẩm riêng.

Vai trò quan trọng của kế toán chi phí trong tổ chức

Trong doanh nghiệp, vị trí này có các vai trò quan trọng sau:

Kiểm soát chi phí của doanh nghiệp

Vị trí này có trách nhiệm phân loại các chi phí như chi phí chính, chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí của nhà máy,… để từ đó doanh nghiệp kiểm soát chi phí kinh doanh và xác định được nguồn thu lợi nhuận trong quy trình hoạt động của công ty.

Đo lường giá thành sản phẩm

Nhiệm vụ quan trọng của chức vụ này là đo lường giá vốn của các nguồn lực đã được công ty đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào đó để tính giá bán sản phẩm sao cho hợp lý với mức chi phí đã đầu tư.

Kiểm soát quản lý

Kiểm soát quản lý
Kiểm soát quản lý là vai trò chính của kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán chi phí có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí cho cấp quản lý ở các bộ phận khác nhau để giúp người quản lý giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả để tiết kiệm chi phí, từ đó hạn chế sự lãng phí và đạt được những mục tiêu kinh doanh.

Kiểm soát chiến lược

Những số liệu, thông tin mà kế toán cung cấp đều có tính lâu dài, phản ánh thực trạng hiện tại doanh nghiệp. Từ cơ sở đó, cấp quản trị doanh nghiệp có thể đề ra những kế hoạch sử dụng chi phí một cách hợp lý.

Kế toán chi phí thực hiện những công việc gì?

Kế toán chi phí thực hiện những công việc gì?
Kế toán cần làm một số loại báo cáo tài chính định kỳ

Các đầu việc cơ bản của vị trí này trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Ghi chép, gửi dữ liệu để chứng minh tính minh bạch của sản phẩm
  • Báo cáo chi phí gửi cấp lãnh đạo để doanh nghiệp có hướng đi phù hợp
  • Lập một số chi phí tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh về quản lý, vận chuyển, lao động,…
  • Điều chỉnh các báo cáo chi phí khác nhau trên những hệ thống phần mềm thường xuyên để đảm bảo tính chính xác cao về số lượng chi phí

Mức thu nhập bình quân của kế toán

Hiện nay, mức lương khởi điểm của vị trí chức vụ kế toán này khoảng từ 5 – 7 triệu đồng / tháng, trung bình từ 9 – 11 triệu đồng / tháng và cao hơn là từ 20 – 25 triệu/ tháng tùy vào từng vị trí, vai trò và doanh nghiệp cụ thể. Kế toán trưởng có thể sở hữu mức thu nhập lên tới 70 triệu đồng / tháng – đây là mơ ước của nhiều người.

Theo dự đoán, trong tương lai, mức lương trên có thể tăng cao hơn nữa, đặc biệt đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn thành thạo.

Những câu hỏi thường gặp về kế toán

KTCP có mấy loại phổ biến?

Có 2 loại kế toán ở mảng này phổ biến là KT chi phí bán hàng và KT chi phí doanh nghiệp. Bạn có thể cân nhắc khả năng của bản thân để ứng tuyển vào 2 vị trí này.

Kế toán chi phí có mấy loại phổ biến?
Có 2 loại kế toán phổ biến trên thị trường việc làm hiện nay

Kế toán CP bán hàng làm gì?

Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp như: phí thuê nhân viên bán hàng, phí khấu hao tài sản cố định, bảo hành sản phẩm, phí vật liệu bao bì, dụng cụ, đồ dùng, phí dịch vụ mua ngoài,…

Tài khoản chức vụ kế toán này sử dụng là TK 641 để tập hợp và kết chuyển những chi phí phát sinh trong thực tế ở quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tài khoản TK 641 có 7 tài khoản cấp 2, cụ thể là:

STT Tài khoản Chi phí
1 TK6411 Chi phí nhân viên
2 TK6412 Chi phí vật liệu
3 TK6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng
4 TK6414 Chi phí khấu hao TSCĐ
5 TK6415 Chi phí bảo hành
6 TK6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
7 TK6418 Chi phí bằng tiền khác

Kế toán CP doanh nghiệp làm gì?

Chi phí doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến những hoạt động của cả doanh nghiệp và không thể tách riêng được bất kỳ hoạt động nào. Các khoản chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, văn phòng phẩm, những chi phí dự phòng, khấu hao tài sản cố định, thuế và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và những chi phí bằng tiền khác,…

Tài khoản chức vụ kế toán này là TK 642 với 8 tài khoản cấp 2 như sau:

STT Tài khoản Chi phí
1 TK6421 Chi phí nhân viên quản lý
2 TK6422 Chi phí vật tư quản lý
3 TK6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
4 TK6424 Chi phí khấu hao TSCĐ
5 TK6425 Thuế, phí, lệ phí
6 TK6426 Chi phí dự phòng
7 TK6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
8 TK6428 Chi phí bằng tiền khác

Bên cạnh đó, kế toán CP doanh nghiệp còn có thể sử dụng các tài khoản khác như TK111, TK112, TK331,…

Trên đây là toàn bộ các thông tin hữu ích nhất về vai trò và công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp mà vieclamketoan247.com chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm vị trí kế toán chi phí, hãy truy cập ngay vieclamketoan247.com để có được việc làm chất lượng nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

Dương Quốc Bảo

Dương Quốc Bảo là người nổi tiếng trong lĩnh vực kế toán, được biết đến với sự chia sẻ chân thành và kiến thức sâu về ngành này. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty lớn, Dương Quốc Bảo đã xây dựng website đăng tin việc làm kế toán đáng tin cậy cho người tìm việc và nhà tuyển dụng. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Học vấn: Cử nhân Kế toán – Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Địa chỉ: 86 Đ. Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam